TƯ VẤN THIẾT KẾ & THI CÔNG NHÀ BIỆT THỰ ANH VINH

ĐỊA ĐIỂM: Biệt thự sông Sài Gòn, Vạn Phúc City, Quốc lộ 13, Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM

QUY MÔ: Diện tích 147m2,  4 tầng + 1 tầng hầm.

         YÊU CẦU KHÁCH HÀNG

Tư vấn loại đèn chiếu sáng thích hợp cho công trình ánh sáng ấm, vừa phải, chiếu điểm tập trung.

Đã có bản vẽ bố trí đèn .

Thi công, lắp đặt đèn chiếu sáng cho công trình.

          HIỆN TRẠNG CĂN NHÀ

Biệt thự nhà anh Vinh được thiết kế theo phong cách tân cổ điển là sự kết hợp mềm mại và uyển chuyển giữa những đường nét của thiết kế biệt thự cổ điển với hiện đại. Dưới đây là một số hình ảnh hiện trạng công trình:

Mặt tiền công trình

Khu vực sảnh thông tầng

Khu vực không gian bếp

Không gian ngoài trời

GIẢI PHÁP ATK ĐƯA RA

KHÔNG GIAN PHÒNG KHÁCH

Phòng khách là trung tâm sinh hoạt chung và còn thể hiện phong cách của gia chủ. Chiếu sáng phòng khách có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của con người cũng như sức khỏe nên luôn được đặc biệt coi trọng. Điều kiện cần và đủ để giải pháp chiếu sáng phòng khách đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng vừa tạo không gian sinh hoạt ấm cúng chính là kết hợp hài hòa chiếu sáng cho phòng khách thông thường và chiếu sáng cục bộ.

Khu vực sảnh thông tầng và phòng khách

Khách hàng là người yêu thiên nhiên, mang ánh sáng thiên nhiên vào nhà bằng hệ thông cửa kính. Không gian thông tầng được bố trí đèn trang trí lồng chim tạo không gian lung linh, sang trọng khi bước vào ngôi nhà. Đối với phòng khách được bố trí đèn downlight COB, Thanh ray nam châm âm tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian phòng khách.

Đối với công trình nhà biệt thự mang thiết kế tân cổ điển, nhiệt độ màu thích hợp cho biệt thự tân cổ điển là ánh sáng vàng và ánh sáng trung tính vì phù hợp với tông màu nội thất, tạo vẻ sang trọng cho không gian phòng khách.

Đề xuất mẫu đèn phù hợp cho không gian phòng khách

Tính toán chiếu sáng điển hình không gian phòng khách

Dữ liệu thiết kế

Lựa chọn sản phẩm

Diện tích phòng: 74,7 m2

9 bộ đèn Downlight COB 7W

2 bộ đèn Downlight COB 3w

1 bộ đèn Downlight COB 10W

4 bộ đèn Thanh ray nam châm 5*2W

2 bộ Tracklight 20w

2 bộ đèn trang trí phòng khách

Hệ số phản xạ bề mặt:

ρ(trần × tường × sàn) = 0,8 × 0,5 × 0,2

Giải pháp chiếu sáng:

+ Chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ.

+ Hình thức chiếu sáng: trực tiếp và gián tiếp

Kết quả tính toán trên phần mềm Dialux

KHÔNG GIAN PHÒNG NGỦ

Phòng ngủ là không gian riêng tư cần được thiết kế, trang trí mang đậm phong cách cá nhân, rất lôi cuốn, lãng mạn, hiện đại, hay một chút bốc lửa tùy vào sở thích của chủ nhân căn phòng.

Tùy thuộc vào diện tích và chức năng mà phòng ngủ mang lại sẽ có cách bố trí chiếu sáng phù hợp. Đèn chiếu sáng được bố trí một cách khéo léo tại những vị trí cần lấy sang. Tại bàn đầu giường bố trí đèn thả trần phù hợp cho việc đọc sách. Ngoài ra đèn còn rất tốt cho phong thủy, xua tan đi điềm xấu những luồng khí không tốt đem lại sức khỏe cho chủ nhà.

 

 

Khu vực phòng ngủ dành cho khách

Vị trí không gian phòng thay đồ bố trí đèn Thanh ray nam châm vừa tập trung ánh sáng cao, các không gian cần chiếu điểm,  vừa tạo điểm nhấn trên trần

Khu vực phòng ngủ Master

                                                                                                                                                                                Đề xuất mẫu đèn phù hợp cho không gian phòng ngủ Master

Tính toán chiếu sáng điển hình không gian phòng ngủ

Dữ liệu thiết kế

Lựa chọn sản phẩm

Diện tích phòng: 46,7 m2

8 bộ đèn Downlight COB 7W

1 bộ đèn Downlight COB 10W

4 bộ đèn Thanh ray nam châm 5*2W

1 bộ đèn trang trí phòng ngủ

2 đèn thả trần đầu giường

Hệ số phản xạ bề mặt:

  ρ(trần × tường × sàn) = 0,7 × 0,4 × 0,2

Giải pháp chiếu sáng:

+ Chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ.

+ Hình thức chiếu sáng: trực tiếp và gián tiếp

Kết quả tính toán trên phần mềm Dialux

KHÔNG GIAN PHÒNG BẾP

Phòng bếp là trái tim của ngôi nhà, là nơi mang lại sự ấm cúng cho nhà bếp và hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình.

Khu vực không gian phòng & bếp ăn

Tại các khu vực ăn uống, ta có thể sử dụng các mẫu đèn chùm trang trí thả trần giúp mang sự ấm áp cho bữa ăn và tạo điểm nhấn cho không gian.

Với khu vực nấu nướng thường sử dụng đèn Thanh ray nam châm và đèn led âm trần tạo ánh sáng điểm ở vị trí xung quanh đèn trung tâm. Không gian bếp được bố trí đèn trang trí kết hợp với đèn chiếu sáng.

Nhiệt độ màu thích hợp 4000K cho không gian khu vực bếp ăn vì với nhiệt độ màu như vậy khi chiếu rọi vào các món ăn sẽ kích thích chúng ta trông các mon ăn ngon hơn, kích thích chúng ta thèm ăn hơn và ăn đươc nhiều hơn…

Đề xuất mẫu đèn phù hợp cho không gian phòng bếp

Tính toán chiếu sáng điển hình không gian phòng bếp

Dữ liệu thiết kế

Lựa chọn sản phẩm

Diện tích phòng: 41,9 m2

4 bộ đèn Downlight COB 7W

1 bô đèn Downlight COB 5Wb ban thờ

2 bộ đèn Downlight COB 3w kệ tủ

1 bộ đèn Downlight COB 10w

3 bộ đèn thanh ray nam châm 5*2W

2 bộ đèn tracklight 20W

2 bộ đèn trang trí phòng bếp

Hệ số phản xạ bề mặt:

ρ(trần × tường × sàn) = 0,8 × 0,5 × 0,2

Giải pháp chiếu sáng:

+ Chiếu sáng chung.

+ Hình thức chiếu sáng: trực tiếp

KHÔNG GIAN TOILET, NHÀ VỆ SINH

Phòng tắm hay phòng vệ sinh trong ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi tắm rửa; vệ sinh, mà còn là nơi thư giãn sau một ngày học tập và làm việc. Vì vậy, việc thiết kế phòng tắm sao cho tiện dụng, khoa học và đạt được; thẩm mỹ cao ngày càng được chú trọng.

Đèn chiếu sáng trong phòng tắm và nhà vệ sinh thông lắp đặt ở 2 vị trí: trần nhà và gương soi. Đèn trần sử dụng 01 bộ đèn chiếu sáng chung và 01 bộ đèn chiếu sáng tập trung. Còn đèn gương là nơi cần sử dụng ánh sáng nhiều nhất trong phòng tắm giúp người sử dụng có thể nhìn ngắm rõ các chi tiết  trên khuôn mặt.

Khu vực toilet

Tính toán chiếu sáng điển hình không gian nhà vệ sinh

Dữ liệu thiết kế

Lựa chọn sản phẩm

Diện tích phòng: 12,9 m2

1 bộ đèn Downlight COB 7W

01 bộ đeng Downlight COB 10w

2 đèn chiếu gương 2*6W

Hệ số phản xạ bề mặt:

ρ(trần × tường × sàn) = 0,8 × 0,5 × 0,2

Giải pháp chiếu sáng:

+ Chiếu sáng chung.

+ Hình thức chiếu sáng: trực tiếp

Kết quả tính toán trên phần mềm Dialux

KHÔNG GIAN CÔNG TRÌNH PHỤ

Ngoài chiếu sáng các không gian chính trong công trình, chiếu sáng các không gian công trình phụ cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Không gian công trình phụ bao gồm, khu vực lưu thông, hành lang, cầu thang, khu vực ngoài trời,..

 

Chiếu sáng khu vực cầu thang và ban công

Chiếu sáng khu vực ngoài trời

Chiếu sáng khu vực tầng hầm

CHỈ TIÊU THIẾT KẾ VÀ CHẤT LƯỢNG TRONG CHIẾU SÁNG NHÀ Ở

STT

Không gian chức năng

Độ rọi

Độ đồng đều

Chỉ số hoàn màu

Mật độ công suất

Giới hạn hệ số chói lóa

1

Phòng khách

300

0,7

80

≤ 11

19

2

Phòng ngủ

100

80

≤ 8

22

3

Phòng bếp, ăn

200

80

≤ 11

22

4

Hành lang, ban công

100

0,5

28

5

Công trình phụ

200

28

  1. NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH

Ánh sáng là yếu tố không thể thiếu trong việc tô điểm thêm nét kiến trúc tân cổ điển của ngôi nhà. ATK sử dụng hình thức chiếu sáng ngoại thất đơn giản là LED ốp tường và ốp trần cho các không gian ban công, kèm với đèn hắt tường tại sân vườn để tô thêm sự lung linh, huyền ảo cho công trình.

Mặt tiền công trình sau khi lắp đèn

Khu vực sảnh thông tầng và phòng khách

Khu vực không gian phòng & bếp ăn

Khu vực ngoài trời & cầu thang

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *